“Xin chào – Tôi là mắt. Tên tôi là Sài Gòn, gọi tôi là Mắt Sài Gòn nha!” – Câu chào tươi vui, hóm hỉnh và thông minh để nhắc nhớ về một thương hiệu y tế chăm sóc mắt “quen tai” này đã bắt đầu cho một hành trình kết nối khái niệm “bệnh viện”, “các vấn đề y khoa về mắt” vốn phức tạp, xa lạ đến gần hơn với người trẻ.

Chiến dịch marketing bằng đôi tai “Khi bớt là thêm” là cú chuyển mình của thương hiệu trong một ngành hàng tưởng chừng các hoạt động marketing, truyền thông và quảng cáo thật khó để… khác biệt.

Theo thống kê, tại Việt Nam, các bệnh về mắt và đặc biệt là tật cận thị trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng (cứ khoảng 10 người thì sẽ có 3 người bị cận thị) trong những năm qua. Đặc biệt, trong nhịp sống hiện đại, đôi mắt luôn phải hoạt động cả ngày, tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, nhất là trong giai đoạn giãn cách, làm việc, học tập trực tuyến tại nhà, tần suất dùng máy tính, màn hình thiết bị kỹ thuật số, tivi tăng vọt.

Với sự thấu hiểu “Đôi mắt là một trong những cơ quan phức tạp nhất, và cũng là tài sản quý báu nhất của mỗi người. Đôi mắt là bộ phận hoạt động gần như liên tục mỗi ngày nhưng mọi người ít để tâm chăm sóc”, Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn (Mắt Sài Gòn) đã lên kế hoạch toàn diện, kịp thời để đồng hành chăm sóc cho đôi mắt cộng đồng bằng 3 thế mạnh: (1) Đội ngũ y bác sĩ và nhân viên chuyên môn cao, (2) Công nghệ và trang thiết bị hiện đại, (3) Hệ thống phủ khắp toàn quốc. Đồng hành cùng 3 thế mạnh trụ cột là chiến dịch truyền thông “Khi bớt là thêm”: Hướng đến gia tăng tình yêu thương hiệu & khẳng định vị trí của Mắt Sài Gòn với sự uy tín và chất lượng.

Nhóm khách hàng mục tiêu của chiến dịch “Khi bớt là thêm” là những người trẻ hiện đại (18-35 tuổi) tại các thành phố lớn. Khi nói về cuộc sống, những tác động của số hoá, COVID-19 và ý thức về việc chăm sóc mắt, đa phần đã giãi bày áp lực của việc chạy đua với thông tin, xu hướng, của việc lạc lối trong biển nội dung và nỗi sợ “bị bỏ lại phía sau”, “bị lỗi thời” khiến họ vô tình “đánh đổi” sức khoẻ của đôi mắt để nạp “thêm” nhiều thứ… không cần thiết.

work-MSG

Thấu hiểu áp lực của người trẻ hiện đại, Mắt Sài Gòn lật ngược vấn đề về câu chuyện nên “thêm” vào hay “bớt” đi? Và chia sẻ quan điểm của mình, “Đôi khi việc biết cách bớt đi những điều không cần thiết là bạn đang thêm những giá trị mới xứng đáng hơn cho mình”.

“Khi bớt là thêm”

Từ insight đã được xác định cùng với bối cảnh giới trẻ đang ngày ngày bỏ quên đi việc chăm sóc mắt, ý tưởng lớn ra đời với hy vọng truyền cảm hứng đến người trẻ hiện đại:

  • Phong cách sống chủ động lựa chọn “Bớt điều không cần thiết, Thêm giá trị thật cho mình”
  • Nhận thức & hành vi chăm sóc đôi mắt “Bớt áp lực đôi mắt, Thêm tự do trải nghiệm”

Trong chiến dịch này, cam kết của thương hiệu Mắt Sài Gòn với đội ngũ y bác sĩ “Bớt khó hiểu, Thêm an tâm” và công nghệ, máy móc hàng đầu “Bớt chờ đợi, Thêm nghỉ ngơi”.

Mắt Sài Gòn muốn truyền tải tinh thần “Khi bớt là thêm” một cách nhất quán từ thông điệp, điểm chạm, nội dung câu chữ và cả hình ảnh hiển thị.

Chiếc podcast chăm mắt khoẻ dành cho đôi mắt

03-1

03-2

Đây là những hình ảnh quảng cáo hiển thị thú vị mà thương hiệu tạo ra để giới thiệu về podcast. Nếu bạn đã từng nghe Spotify những ngày tháng 11, chắc sẽ hơi giật mình khi có chiếc quảng cáo bằng âm thanh: “Bạn gì đó ơi, đang làm việc phải không? Cho đôi mắt nghỉ ngơi một xíu đi” hay “Phát hiện có một người đang dán mắt vào màn hình 10 tiếng một ngày nè. Đừng lo tui sẽ ship ngay cho bạn chiếc podcast đầu tiên chăm đôi mắt khỏe”.

Tại sao là podcast?

Với lợi điểm của format nội dung âm thanh – podcast là cơ hội để tiếp xúc với người dùng trẻ, hiện đại và “đa năng”; nắm bắt được hành vi nghe podcast và nhu cầu tìm kiếm các nội dung podcast về sức khoẻ của nhóm đối tượng mục tiêu đang tăng, Mắt Sài Gòn cho ra đời một chiếc podcast sáng tạo, xinh xắn cả về phần nhìn và dễ chịu cả phần nghe chứa đựng: thông tin hữu ích về chăm sóc mắt, những bài tập thể dục, massage cho mắt & bí quyết nhỏ dưỡng chất hạnh phúc cho đôi mắt.

Đa trải nghiệm = Đa lựa chọn & Đa kênh

Không chỉ dễ dàng tìm thấy podcast “Khi bớt là thêm” trên các social platform như Facebook, YouTube…, bạn còn tìm thấy ở hầu hết các audio platform: Spotify, Zing MP3, Voiz FM, Apple Podcast…

Điểm thú vị ở đây, bên cạnh nội dung và kênh phát sóng, hàng loạt MC, Voice Talent nổi tiếng từ Bắc tới Nam, trên VTV đến mạng xã hội như Quang Bảo, Liêu Hà Trinh, Khánh Vy, Mai Phương, Minh Chính, Ngọc Nhi, Mộc Miên, Trung Hậu, Nguyên Trân… đã thích thú hưởng ứng và góp giọng để tạo nên phiên bản podcast riêng của mình, đa dạng “trải nghiệm thư giãn” của khán giả.

05

Từ 9 phiên bản podcast chủ đạo, Mắt Sài Gòn tiếp tục tạo nên làn sóng cộng hưởng và tương tác với nhóm đối tượng bằng cách phối hợp và tạo nên cuộc thi “Podcast cho đôi mắt”, thu hút đến 300 Podcaster chuyên và không chuyên tạo nên phiên bản riêng của họ.

06

Điều gì khiến cho podcast “Khi bớt là thêm” được gọi là “Podcast hạnh phúc”?

  • Những lời khuyên, thói quen chăm sóc mắt hữu ích được các bác sĩ của Mắt Sài Gòn chọn lọc, viết lại nội dung theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ; đảm bảo ai thực hiện xong cũng cảm nhận đôi mắt được thư giãn đôi phần.
  • Không chỉ có đôi mắt, người nghe có thể tìm thấy hạnh phúc của chính mình trong lúc nhắm mắt lại, lắng nghe và làm theo hướng dẫn của podcaster Mắt Sài Gòn cùng những thông điệp nhẹ nhàng cho tâm trí.
  • Người nghe có thể chọn nghe giọng đọc yêu thích, giọng của thần tượng, giọng của “nhỏ bạn người quen” hay góp chính giọng của mình vào podcast.
  • Người nghe có thể chọn nghe ở kênh nào thuận tiện. Với sự chu đáo, Mắt Sài Gòn còn chuẩn bị sẵn phiên bản e-book “nhiều hình, ít chữ, tối đa khoảng thở” để tóm gọn nội dung, dễ dàng lưu trữ và xem bất cứ nơi đâu.
  • Người nghe có thể đóng góp 30.000 đồng chỉ với 1 lượt share podcast, chung tay với Mắt Sài Gòn tạo quỹ “Sáng mắt, sáng cả niềm tin” – Khám và phẫu thuật mắt miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Và người nghe có thể “cho mắt đi chơi” với chuỗi mini-game thú vị xoay quanh podcast, xây dựng thói quen 7 ngày hạnh phúc của đôi mắt.

Frame-2

Đội ngũ bác sĩ dễ hiểu – “Bớt khó hiểu, Thêm an tâm”

07

Xoá tan tâm lý ngại đặt câu hỏi với bác sĩ khi đi khám và đối diện trực tiếp với các thuật ngữ y khoa khó nhằn, đội ngũ “Bác sĩ dễ hiểu” gồm các bác sĩ chuyên môn cao, sẽ đem đến cho đối tượng mục tiêu những thông tin chuyên ngành đáng tin cậy trong chuỗi podcast “Bác sĩ dễ hiểu”. Chuỗi video thú vị này sẽ giúp họ có đầy đủ những thông tin nền trước khi lựa chọn phẫu thuật khúc xạ cho đôi mắt như: Độ tuổi nào thì nên phẫu thuật? Khi lựa chọn phương pháp cần cân nhắc những yếu tố gì? Trải nghiệm trước, trong và sau khi xoá cận ra sao?…

Điều đặc biệt ở đây, chính là việc chính 8 bác sĩ Giám đốc/ Trưởng khoa phẫu thuật khúc xạ của 8 bệnh viện Mắt Sài Gòn trên toàn quốc đã cùng “góp giọng” và khiến người nghe cảm thấy thân quen và hứng thú với nhiều màu sắc khác nhau.

Bác Sĩ Dễ Hiểu

Link YouTube chuyên mục: https://www.youtube.com/watch?v=xHLslcghiF4

Công nghệ xoá cận tương lai – “Bớt chờ đợi, Thêm nghỉ ngơi”

Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Carl Zeiss (ZEISS) và Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn là bước tiến mới dành cho khách hàng Việt. Theo thoả thuận này, ZEISS sẽ cung cấp các thiết bị phẫu thuật khúc xạ hiện đại cho các bệnh viện thuộc Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn. Đồng thời, hai bên cùng hợp tác toàn diện trong việc cập nhật các công nghệ điều trị nhãn khoa hiện đại, thúc đẩy trao đổi chuyên môn với quốc tế, đưa hệ thống Mắt Sài Gòn thành trung tâm đào tạo phẫu thuật khúc xạ chất lượng tại Đông Nam Á.

Picture1

Sự hưởng ứng và lan toả thông điệp mạnh mẽ

Thông qua nhiều cách tiếp cận sáng tạo với nhiều nhóm đối tượng, chiến dịch nhận được sự chú ý của truyền thông từ các báo đại chúng như ZingNews, Thanh Niên, Dân Trí, VnExpress, Tuổi Trẻ, Vietnamnet…; đến kênh thông tin cho giới trẻ như Kênh 14, Yeah 1, Vietcetera, Ngôi Sao… Thông tin chiến dịch được khai thác đa dạng trên nhiều chủ đề khác nhau từ cách chăm sóc sức khoẻ cho đôi mắt, các nguyên tắc “thêm – bớt” để mắt luôn khỏe, những điều an tâm khi tiếp xúc các “Bác sĩ dễ hiểu”.

Untitled-1 (1)

Kết quả

Kết quả truyền thông: 22.825.966 hiển thị, 5.386.152 lượt nghe và xem, 2.891.583 lượt tương tác và 5.010 lượt thảo luận về chiến dịch cho thấy sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng mạng. Fanpage/website của Mắt Sài Gòn cũng tăng 120% lượng followers/lượng truy cập, tăng 357% lượng tương tác trên fanpage. Lượt khám, lượt khách hàng lựa chọn phẫu thuật tại Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn cũng tăng 27% trong các tháng triển khai chiến dịch so với cùng kỳ năm trước.

Không chỉ vậy, khi chia sẻ công khai về chiến dịch trên Facebook với hashtag #matsaigon, #khibotlathem, độc giả cũng sẽ đóng góp 30.000 đồng vào quỹ “Sáng mắt, sáng cả niềm tin”. Sau dự án, Mắt Sài Gòn sẽ trao 150 triệu đồng cho Quỹ từ thiện Nguồn Sống Việt (Vietlife) và bắt đầu lên kế hoạch khám và phẫu thuật mắt miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn như cam kết.

Khi được hỏi về động lực để quyết định triển khai chiến dịch thương hiệu với cách tiếp cận mới mẻ như vậy, ông Huỳnh Lê Đức – Tổng Giám đốc Tập đoàn Y khoa Sài Gòn – Đơn vị chủ quản của Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn chia sẻ: “Giữ cho đôi mắt người Việt sáng khoẻ là sứ mệnh của chúng tôi. Vì một đôi mắt sáng khoẻ không chỉ là một tầm nhìn thị lực tốt, mà còn là niềm tin và tầm nhìn tương lai của cả một thế hệ, một quốc gia. Chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho khách hàng, cộng đồng những giá trị thiết thực và tốt đẹp nhất. Đó là lý do chúng tôi luôn ưu tiên lựa chọn những giải pháp mới sáng tạo, đột phá và phù hợp để ngày càng nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ quan tâm, chăm sóc cho đôi mắt nhiều hơn”.

Với sự thấu hiểu sâu sắc insight của đối tượng mục tiêu và cách tiếp cận sáng tạo, Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã đem thông tin/kiến thức nhãn khoa và phẫu thuật điều trị tật khúc xạ về mắt và phẫu thuật khúc xạ trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Đây cũng là sự thay đổi cần thiết trong bối cảnh nhóm khách hàng chủ lực của mảng sức khoẻ đang dịch chuyển dần về thế hệ trẻ.